Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Thủ tục thanh toán BHYT trực tiếp

Chương VI thông tư liên bộ số 09/2009-TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009:

Các trường hợp KCB được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp:
a) Khám chữa bệnh tại cơ sở KCB không ký hợp đồng với cơ quan BHXH;
b) Không xuất trình thẻ BHYT khi đi KCB;
c) KCB không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT, KCB không đúng tuyến CMKT theo quy định có xuất trình thẻ BHYT nhưng chưa được hưởng quyền lợi KCB BHYT tại cơ sở KCB;
d) KCB đúng tuyến CMKT, đã thực hiện đúng, đủ thủ tục KCB BHYT nhưng vì những nguyên nhân khách quan người bệnh chưa được hưởng hoặc được hưởng chưa đầy đủ quyền lợi BHYT tại cơ sở KCB BHYT;
đ) KCB ở nước ngoài;
e) Điều trị tai nạn giao thông được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông khi đã ra viện;
f) Người bệnh thực hiện các thủ tục KCB BHYT muộn so với quy định.
2. Thủ tục, hồ sơ thanh toán trực tiếp:
a) Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp theo mẫu số 07/BHYT (cơ quan BHXH cấp mẫu 07/BHYT);
b) Bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ (trường hợp nếu thẻ BHYT chưa có ảnh);
c) Bản sao giấy ra viện đối với bệnh nhân điều trị nội trú, bản sao đơn thuốc hoặc sổ y bạ đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú theo quy định;
d) Biên lai thu viện phí, các hoá đơn mua thuốc theo quy định của Bộ Tài chính;
Trường hợp người bệnh KCB ở nước ngoài, ngoài hồ sơ nêu trên người bệnh phải nộp thêm bàn dịch sang tiếng Việt Nam toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc KCB ở nước ngoài và các văn bản xác nhận của cơ sở KCB trong nước từ tuyến tỉnh trở lên về tình trạng bệnh và hướng điều trị trước khi người bệnh đi KCB tại nước ngoài hoặc quyết định cử đi học tập, công tác nước ngoài của cấp có thẩm quyền;
Đối với trường hợp bị tai nạn giao thông, ngoài hồ sơ nêu trên người bệnh phải nộp thêm văn bản xác nhận không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông của cơ quan công an từ cấp huyện trở lên.
Trường hợp người bệnh không tự đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán trực tiếp được, người làm thủ tục thanh toán hộ phải có giấy uỷ quyền hoặc giấy chứng nhận quyền đại diện hợp pháp cho người bệnh. Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi và học sinh phổ thông, người làm thủ tục thanh toán hộ chỉ cần mang theo giấy tờ xác định là cha (mẹ) hoặc người giám hộ của người bệnh.

Thanh toán trực tiếp bhyt tại bhxh quận HBT (hồ sơ được nhận ngày 6/6/2014 gồm 2 bộ
- Mẫu đề nghị thanh toán số 07/bhyt: 02 bản (mẫu do bhxh HBT cung cấp)
- Bản sao thẻ bhyt: 02 bản
- Bản sao CMND của người bệnh: 02 bản
- Bản sao giấy ra viện 02 bản (hoặc phiếu phẫu thuật)
- Biên lai, hóa đơn: 1 bản gốc, 1 bản photo
Mức hưởng theo 



Phô lôc 02

Møc chi phÝ b×nh qu©n t¹i c¸c tuyÕn chuyªn m«n kü thuËt

 ¸p dông thanh to¸n trùc tiÕp cho ng­êi bÖnh

cã thÎ B¶o hiÓm y tÕ

(Ban hành kèm theo thông tư 09/2009TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của liên bộ Y tế - bộ tài chính)


Loại hình khám chữa bệnh
Tuyến chuyên môn kỹ thuật
Chi phí bình quân (đồng)

1. Khám chữa bệnh tại cơ sở ko ký hợp đồng và ko xuất trình thẻ BHYT
a) Ngoại trú (một đợt điều trị)

Bệnh viện hạng III trở xuống
55.000
Bệnh viện hạng II
120.000
Bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt
340.000
b) Nội trú (một đợt điều trị)
Bệnh viện hạng III trở xuống
450.000
Bệnh viện hạng II
1.200.000
Bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt
3.600.000
2. Khám chữa bệnh ở nước ngoài
4.500.000


  Thời hạn nộp hồ sơ thanh toán BHYT trực tiếp:

Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 của BHXH Việt Nam quy định: “Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT phát sinh trong năm tài chính đến hết quý I năm sau”.

Quyết định số 1399/Q Đ-BHXH ngày 22/12/2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 thay thế quyết định số 82/QĐ-BHXH


Cập nhật văn bản mới:

Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 hướng dẫn thực hiện bhyt có những qui định mới về chi trả bhyt từ năm 2015.

Không có nhận xét nào: