Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Nhận trợ cấp BHXH 1 lần

Nguồn: http://bhxhhn.com.vn/bhxh.asp?inhc=19&intcat=2
BHXH một lần
1.Điều kiện hưởng:
Các đối tượng không đủ điều kiện hưởng hưu hàng tháng:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu mà đóng BHXH ≤ 20 năm.
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đóng BHXH ≤ 20 năm.
+ Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần, đóng BHXH ≤ 20 năm.
+ Ra nước ngoài định cư hợp pháp.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần           TC1lần = 1.5 x n x Lg
Trong đó:
         n : số năm đóng BHXH (Được tính tháng lẻ: 3-6 tháng tính nửa năm; từ 7 tháng trở lên tính là một năm).
         Lg: lương bình quân tháng đóng BHXH.
3. Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần (Người có thời gian đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên được giải quyết hưởng BHXH 1 lần) :
+ Đơn đề nghị của người lao động.
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Quyết định nghỉ việc; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
+ Bản sao giấy tờ định cư ở nước ngoài.
*Cách tính lương bình quân:
- Theo thang bảng lương Nhà Nước:
+ Đóng BHXH trước 01/01/1995: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = 5 năm cuối.
+ Đóng BHXH từ 01/01/1995 đến 31/12/2000: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = 6 năm cuối.
+ Đóng BHXH trước 01/01/2001 đến 31/12/2006: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = 8 năm cuối.
+ Đóng BHXH từ 01/01/2007: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = 10 năm cuối.
-  Không theo bảng lương nhà nước: mức bình quân lương tháng đóng BHXH toàn bộ quá trình.
- Có thời gian vừa đóng theo bảng lương nhà nước vừa không theo bảng lương nhà nước : mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH chung của các thời gian.  

 Tôi tham gia đóng BH từ 01/2008 - 06/2008: mức tiền lương là 1.062.000đ
và từ 07/2008 - 06/2009: mức Tiền lương là 1.274.400đ
vậy thời gian tham gia đóng BHXH từ 01/2008 - 06/2009 là 1 năm 06 tháng.

Tôi đã làm thủ tục hưởng trợ cấp BHXH 1 lần và nhận được Quyết định hưởng trợ cấp 1 lần như sau:
Mức BQTL,Tiền công là 1.374.228đ
Mức hưởng là: 1.374.228đ * 1.50 * 1.5tháng = 3.092.013đ
vậy xin hỏi là BHXH tính cho tôi như vậy có đúng hay chưa? và cách tính như thế nào?

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Bị đứt dây chằng cho phải là bệnh dài ngày

DANH MỤC CÁC BỆNH CẦN NGHỈ VIỆC ĐỂ CHỮA BỆNH  DÀI NGÀY viết:
I. ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH
1. Công nhân viên chức mắc các bệnh sau đây cần phải nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày:
l. Di chứng do phẫu thuật và tai biến điều trị.

link:Danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày

Căn cứ vào nội dung bạn trình bày, thì với chấn thương của bạn có thể thỏa mãn quy định tại điểm l, khoản 1, phần I, Thông tư liên bộ số 33-TT/LB ban hành ngày 25/06/1987 quy định về thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH thay luơng đối với cán bộ, công nhân viên chức mắc các bệnh cần chữa dài ngày. Tuy nhiên, phải là người có chuyên môn mới có thể khẳng định được vấn đề này. Do đó, bạn cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ đã điều trị cho bạn tham khảo xem, chấn thương hiện tại của bạn có thỏa mãn quy định trên hay không? Nếu thỏa mãn quy định  trên, bạn hãy nhờ bác sĩ hướng dẫn thủ tục để có được phiếu hội chẩn của bệnh viện về việc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa  trị dài ngày (cái này bắt buộc)

Khi đã có đủ cơ sở để kết luận, bệnh của bạn thuộc vào Danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày, đương nhiên, bạn sẽ được hưởng các chế độ ốm đau liên quan tương ứng với thời gian bạn đã đóng BHXH (thời gian bạn đóng BHXH là 25 năm hay 15 năm vậy), cụ thể theo quy định sau:
Luật bảo hiểm xã hội 2006 viết:Điều 23. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
..........................................................................................................................................
Điều 25. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm
...................................................................................................................................
Điều 26. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau

1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
.......................................................................................................................................
Điều 112. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy xác nhận nghỉ ốm đối với người lao động điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú tại cơ sở y tế, giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.


Kính chào Luật sư.
 Cho tôi xin lỗi vì quá nóng lòng nên đã tạo nhiều nick cho Luật sư xin luật sư thông cảm !
 Hôm thứ năm tuần rồi tôi có đến phòng Bảo hiểm xã hội Quận để liên hệ trường hợp của tôi thì cô Loan giải quyết chính sách Quận nói tôi đưa giấy ra viện (  2 tờ) + 9 tờ giấy nghỉ việc hưởng bảo hiếm xã hội từ tháng 9 đến tháng 12  ( Bệnh viện 175 ) + 1 tờ giấy xác nhận đang điều trị ngoại trú từ tháng 12 đến nay tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định . ( Bản photo)
 Hôm nay thứ Tư tôi đến Bảo hiểm Quận để liện hệ thì cô Loan nói " Trường hợp của tôi không giải quyêt vì không nằm trong danh mục điều trị dài ngày " và nói " Đã lên liên hệ Bảo Hiểm Thành phố không giải quyết " và trả hồ sơ cho tôi .
 Vậy cho tôi hỏi Luật sư " Tôi phải làm gì nữa bây giờ ? 8 tháng nay không hưởng lương. Bệnh của tôi tốn kém nhiều mua thuốc uống giảm đau + bổ sung Vitamin khoảng 70.000 ngàn và hàng tuần phải đóng tiền tập VLTL 82.000 ngàn+ mua thêm thuốc ngoài danh mục y tế để mau hồi phục + tiền xe đi + về tập VLTL vì Bác sĩ khuyên tôi không được đi xe .
 
Tôi nghĩ là Bảo hiểm Quận dám khẳng định như vậy cũng phải có căn cứ. Bạn chỉ nói là có Giấy ra viện nhưng trong Giấy ra viện thể hiện cái gì thì bạn chưa làm rõ? Trong Giấy ra viện có thể hiện bạn mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hay không? Bạn đã xin tư vấn của bác sĩ đã điều trị cho bạn xem có phải là bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hay không?

Tôi vừa tìm thêm được văn bản pháp luật có thể giúp cho bạn xác định đúng được cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân (Bạn chú ý mục 3 của văn bản này):
Công văn số3110/BXHX-CĐBXHX viết:

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:3110/BHXH-CĐBHXH /> V/v Giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2011

Kính gửi: Các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh
Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh xin có ý kiến đối với các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh (gọi chung là bệnh viện) có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Từ tháng 7/2010, BHXH Việt Nam quy định giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu C65-HD (thay thế cho mẫu C03-BH) nên đề nghị các bệnh viện cấp đúng mẫu. Cơ quan bảo hiểm xã hội không thanh toán chế độ ốm cho người lao động nếu được cấp không đúng mẫu C65-HD.
Để được cấp mẫu giấy C65-HD, đề nghị liên hệ với phòng Giám định BHYT (phòng nghiệp vụ 1).
2. Hiện nay, Thông tư11/1999/TTLT-BYT-BHXH ngày 22/6/1999 vẫn còn hiệu lực nên đề nghị các bệnh viện khi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội vẫn thực hiện quy định của Thông tư nêu trên.
3. Riêng đối với bệnh thuộc danh mục điều trị dài ngày, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (điều 112), Thông tư41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quyết định777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của BHXH Việt Nam thì chứng từ để bệnh nhân thanh toán ốm là giấy ra viện (nếu có điều trị nội trú), phiếu hội chẩn hoặc biên bản hội chẩn của bệnh viện ghi rõ tên bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày quy định tại Thông tư33/TT-LB ngày 25/6/1987 của Bộ Y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).
Tuy nhiên, hiện nay có không ít trường hợp người lao động khi được điều trị bệnh dài ngày chưa được các bệnh viện quan tâm cấp các giấy tờ xác nhận theo quy định như trên nên việc thanh toán chế độ BHXH gặp không ít khó khăn.
Để đảm bảo việc giải quyết kịp thời, đúng quy định chế độ BHXH đối với người lao động phải điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh dài ngày, Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các bệnh viện quan tâm cung cấp cho người lao động (bệnh nhân) đầy đủ các giấy tờ có liên quan sau:
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao), Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện cụ thể tên bệnh mà người lao động điều trị.
- Các trường hợp phải điều trị ngoại trú nếu Phiếu hội chẩn hoặc Biên bản hội chẩn không thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị thì đề nghị có thêm xác nhận của bệnh viện đang điều trị cho người lao động về thời gian điều trị.
Để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định, Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh rất mong nhận được sự hợp tác của các bệnh viện. Văn bản này thay thế cho văn bản số1443/BHXH-CĐBHXH ngày 07/6/2010.
Trân trọng.


Nơi nhận:
- Như trên;
- BGĐ (để báo cáo);
- BHXH quận huyện (để biết);
- Website BHXH/TP;
- Lưu: VT, P.CĐBHXH (01 bản).
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Đăng Tiến

Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

Thời gian tối đa được nghỉ: Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa  không quá 180 ngày trong năm tính cả ngày nghỉ lễ, ngày tết và ngày nghỉ hàng tuần. Trường hợp đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn cần điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. (theo khoản 2 điều 23 luật bảo hiểm xã hội)
 
Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y Tế quy định hiện hành gồm các bệnh sau:
  1. Bệnh lao các loại;
  2. Bệnh tâm thần;
  3. Bệnh sang chấn hệ thần kinh, động kinh;
  4. Suy tim mãn, tâm phế mãn;
  5. Bệnh phong (cùi);
  6. Thấp khớp mãn có biến chứng phần xương cơ khớp;
  7. Ung thư các loại ở tất cả các phụ tạng;
  8. Các bệnh về nội tiết;
  9. Di chứng do tai biến mạch máu não;
  10. Di chứng do vết thương chiến tranh;
  11.  Di chứng do phẫu thuật và tai biến điều trị.
  12.   CNVC bị suy nhược cơ thể do bị tra tấn tù đày trong hoạt động cách mạng

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Tiền ăn ca ko tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

Mức chi tiền ăn ca theo qui định:

Theo quy định tại Thông tư12/2011/TT-BLĐTBXH thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức được khấu trừ thuế TNCN không vượt quá 620.000đ được áp dụng từ ngày 01/5/2011
Thông tư10/2012/TT-BLĐTBXH thay thế Thông tư12/2011/TT-BLĐTBXH thì mức này tăng lên không vượt quá 680.000đ

Theo điều 1, khoản 2, phần e Thông tư 62/2009/TT-BTC quy định: "Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động... ". phần chi vượt mức quy định của NN thì tính vào thu nhập chịu thuế tncn của NLĐ.
e) Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động.
Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi ti��n ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
Ví dụ : Cty CP ABC( ko phải DN nhà nước), chi 1.000.000đ/tháng phụ cấp ăn trưa cho 1 Nhân Viên thì vẫn được, miễn là số tiền quy định cụ thể trên HĐLĐ.
Hiện nay phụ cấp ăn trưa quy định của NN là 680K/tháng. Phần chi phụ cấp ăn trưa  vượt 320K bị tính vào thu nhập chịu thuế tncn của NV đó.

Nguồn:  http://danluat.thuvienphapluat.vn/phu-cap-tien-com-va-thue-tncn-71250.aspx

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

35 điều luật cần lưu ý trong Bộ luật lao động mới 2012

Nguồn: http://blognhansu.net/2012/09/13/35-dieu-luat-can-luu-y-trong-bo-luat-lao-dong-2012/

TRÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG GIAO CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN THI HÀNH
Bộ luật Lao động có 35 Điều giao Chính phủ hướng dẫn hoặc quy định. Cụ thể như sau:
Điều 12. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển việc làm
1. Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm, hằng năm.
Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.
Điều 14. Tổ chức dịch vụ việc làm
2. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp.
Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Điều 52. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.
Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.
3. Chính phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc
3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.
Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành vàhình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể
2. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:
a) Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
b) Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;
c) Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Điều 91. Mức lương tối thiểu
2. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế – xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.
Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia
2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Điều 98. Tiền lương ngừng việc
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
Điều 135. Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 142. Tai nạn lao động
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
Điều 147. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
3. Chính phủ quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ
Điều 171. Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
2. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 175. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp, việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
Điều 176. Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật
2. Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động là người khuyết tật.
Điều 184. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao
Người làm nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được áp dụng một số chế độ phù hợp về tuổi học nghề; về ký kết hợp đồng lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; về tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.
Điều 187. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 198. Hòa giải viên lao động
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động
Điều 199. Hội đồng trọng tài lao động
2. Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động tập thể sau đây:
a) Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;
b)Tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
Điều 215. Những trường hợp đình công bất hợp pháp
1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
Điều 220. Trường hợp không được đình công
1. Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.
Điều 221. Quyết định hoãn, ngừng đình công
Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
Chính phủ quy định về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.
Điều 240. Hiệu lực của Bộ luật lao động
3. Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này. Chính phủ ban hành chính sách lương cụ thể để áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Điều 241. Hiệu lực đối với nơi sử dụng dưới 10 người lao động
Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động phải thực hiện những quy định của Bộ luật này, nhưng được giảm, miễn một số tiêu chuẩn và thủ tục theo quy định của Chính phủ.
Mặc dù luật được rà soát rất kỹ nhưng vẫn có sạn cả nhà ạ. Sạn như thế nào cả nhà cứ đọc file công văn sẽ rõ. Cả nhà chuẩn bị đón chờ 15 cái nghị định hướng dẫn thi hành sắp tới nhé.
Click vào đây để tải: Công văn Số: 2622 /LĐTBXH-PC V/v Ban hành danh mục các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động.