Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Mức chi tiền công tác phí tối đa một ngày

Căn cứ khoản 2.8 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTCstatus1 quy định về các khoản không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
"...Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước".
Căn cứ theo khoản 3, điều 2 thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 qui định mức chi công tác phí đối với cán bộ công nhân viên chức nhà nước như sau:
3. Phụ cấp lưu trú:
a) Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác tối đa không quá 150.000 đồng/ngày. Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác... và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. 
Như vậy mức phụ cấp công tác phí được xác định bằng 2 lần mức chi nhà nước là 300.000/ngày 

Qui định mới tại thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 có hiệu lực từ ngày 6/8/2015 áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2015
"Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:


2.9. Chi  phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển."

==> Như vậy từ năm 2015 trở đi mức phụ cấp công tác phí  được xác định dựa trên qui chế tài chính hoặc qui chế nội bộ của doanh nghiệp. Phần chi trong mức qui định tại qui chế tài chỉnh hoặc qui chế nội bộ của doanh nghiệp thì sẽ được miễn thuế TNCN


Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở gồm:
1. Đơn xin gia nhập tổ chức công đoàn Việt Nam và thành lập công đoàn cơ sở (theo mấu)
2. Danh sách nhân viên của đơn vị tự nguyện vào tổ chức công đoàn Việt Nam (theo mẫu)
3. Bản sao đăng ký kinh doanh có công chứng
4. Bản sao đối chiếu nộp BHXH tháng gần nhất
5. Mỗi đoàn viên nộp 1 ảnh 2x3 làm thẻ đoàn viên

Phụ cấp cán bộ công đoàn ko chuyên trách: qui định tại quyết định 1439-QD-TLD ngày 14/12/2011



Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Khoản tiền bảo hiểm tai nạn có phải chịu thuế TNCN?

Công ty mua bảo hiểm tai nạn 24/24 cho nhân viên. Khi nhân viên bị tai nạn và được chi trả khoản tiền bồi thường thì khoản tiền này có phải chịu thuế TNCN ko?

Trả lời:
Căn cứ theo điểm n, khoản 1, điều 3 thông tư 111/TT-BTC ngày 15/8/2013 qui định:


n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước. Cụ thể như sau:

n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.

==> Khoản tiền này ko phải chịu thuế TNCN

Đối với khoản phí đóng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe mà công ty đóng cho người lao động thì có phải chịu thuế tncn ko?

Theo công văn số 573/CT-TTHT của cục thuế tp HCM trả lời thắc mắc của công ty cổ phần L&A thì khoản tiền này phải cộng vào thu nhập chịu thuế để tính thuế tncn, 
Chi tiết công văn như sau:
"Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN:
- Tại Điểm đ.2, Khoản 2, Điều 2 quy định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công bao gồm:
“đ.2) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm.”
- Tại Khoản 6, Điều 7 quy định căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
“Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện là khoản tiền phí tích luỹ mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích luỹ đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện, do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.
Trước khi trả tiền bảo hiểm, tiền lương hưu cho cá nhân, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích luỹ, tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền tích luỹ đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.”
- Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 8 quy định thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư này là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hưu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.”
Căn cứ theo quy định trên:
Khoản tiền phí mua bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn cho người lao động (là những sản phẩm bảo hiểm tự nguyện không có tích lũy về phí bảo hiểm) do người sử dụng lao động đóng cho người lao động phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Công ty có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ thu nhập được chi trả trong tháng của người lao động bao gồm cả khoản phí mua bảo hiểm nêu trên để tính, khấu trừ, nộp thuế TNCN theo quy định.
Đối với khoản tiền mua phí bảo hiểm có tính tích luỹ do người sử dụng lao động đóng cho người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công để tính thuế TNCN. Công ty Bảo hiểm khi chi tiền bảo hiểm cho người lao động phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền bảo hiểm tích luỹ đóng góp người lao động.
Cục Thuế TP thông báo để Công ty biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này."

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Giấy khám sức khỏe để xin GPLD cho người nước ngoài

Hướng dẫn khám sức khỏe được qui định tại thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2013, theo đó qui định hồ sơ, thủ tục, nội dung khám, phân loại cơ sở khám bệnh chữa bệnh được phép kcb, qui định các cơ sở kcb đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Danh sách các cơ sở kcb đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam theo qui định tại thông tư 14/2013/TT-BYT do cục quản lý khám chữa bệnh ban hành ngày 5/2/2015
http://www.kcb.vn/wp-content/uploads/2015/02/143-file_30.pdf

Tham khảo danh sách update tại trang web:
http://www.kcb.vn/danh-muc-van-ban/van-ban/page/4/

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Cách tính lương hưu theo luật bhxh năm 2014

Cách tính lương hưu mới theo Luật bảo hiểm xã hội 2014

Bên cạnh việc nhận tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng thì chắc hẳn nhiều người lao động cũng sẽ quan tâm mình sẽ nhận được gì khi về hưu sau nhiều năm đóng BHXH. Bài viết này sẽ tổng hợp ngắn gọn về lương hưu theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2016.
Chú thích một số từ viết tắt trong bài:
- NLĐ: người lao động.                       - NSDLĐ: người sử dụng lao động.
- BHXH: bảo hiểm xã hội.                   - HĐLĐ: hợp đồng lao động.
- CAND: Công an nhân dân.               - QĐND: Quân đội nhân dân.
1. Điều kiện hưởng lương hưu
(Lưu ý nhóm NLĐ được đề cập ở đây là nhóm NLĐ tham gia BHXH bắt buộc)
* Nhóm NLĐ gồm:
     + Làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ, có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.
     + Cán bộ, công chức, viên chức.
     + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
     + Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
     + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
     + Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Trừ trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp:
     + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
    + Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
    + NLĐ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
    + Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
* Nhóm NLĐ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp:
     + Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác.
     + Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
     + Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Mức lương hưu hàng tháng
(Lưu ý để được hưởng các mức lương này, NLĐ phải thuộc trường hợp nêu trên)
- Từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018:
Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.
Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:
     * Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mốc thời gian tham gia BHXH
Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu
Trước 01/01/1995
05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/2000
06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2006.
08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2015
10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019
15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024
20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ 01/01/2025 trở đi
Toàn bộ thời gian
     * Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:
Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
    * Nhóm NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:
Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH chung của các thời gian.
- Từ 01/01/2018:
Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH:
Năm nghỉ hưu
2018
2019
2020
2021
2022 trở đi
Lao động nam
16 năm
17 năm
18 năm
19 năm
20 năm
Lao động nữ
15 năm
Sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2% cho cả lao động nam và lao động nữ.
Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Mức lương hưu hàng tháng trong trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2%. (Trước đây chỉ giảm 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp này)
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi.
- Đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi:
Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Từ 16 – 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất = mức lương cơ sở, trừ lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi.

Đối với lao động làm việc theo mức lương do NSDLD chi trả, thì hàng năm, sẽ có thông tư điều chỉnh mức đóng:
- năm 2014 là thông tư 02/2014/TT=BLDTBXH
- năm 2015 là thông tư 03/2015/TT-BLDTBXH
 Theo bảng 1 trong thông tư 02/2014 thì nếu năm 1995 bạn đóng với mức lương 1 triệu, năm 2014 bạn nghỉ hưu thì mức lương 1 triệu đó được tính thành 3,47 triệu để tính bình quân lương hưu.

Nguồn:  http://danluat.thuvienphapluat.vn/cach-tinh-luong-huu-moi-theo-luat-bao-hiem-xa-hoi-2014-129124.aspx

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Có thời gian đóng trùng bhxh

Theo qui định tại điểm 1.2 mục VI phần A quyết định 1947/QĐ-BHXH ngày 29/12/2011 qui định việc đóng trùng thời gian như sau:
"1.2- Đối với NLĐ đóng trùng thời gian:
1.2.1- Trường hợp thời gian đóng trùng từ ngày 01/01/2012: thực hiện thoái trả cho nơi có HĐLĐ hoặc HĐLV có mức lương thấp hơn hoặc thời gian ngắn hơn.
1.2.2- Trường hợp thời gian đóng trùng trước ngày 01/01/2012: thực hiện thu tại đơn vị nơi NLĐ làm việc chính (đơn vị NLĐ hiện đang làm việc), thoái trả cho đơn vị còn lại (đơn vị cũ) thông qua cơ quan BHXH nơi đang quản lý đơn vị cũ. Trường hợp cá biệt nếu đơn vị cũ đã giải thể, phá sản hoặc ở tỉnh khác, hoặc thời gian thoái trả ngắn (từ 3 tháng trở xuống), có thể giải quyết thoái trả tại đơn vị NLĐ hiện đang làm việc."
 http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-1947-QD-BHXH-nam-2011-thuc-hien-nghiep-vu-cong-tac-thu-bao-hiem-vb162240.aspx 

Theo công văn số 10/bhxh-pt ngày 2/1/2013 bổ sung như sau:

"2. Bổ sung tiết 1.2.1, 1.2.2 điểm 1.2 khoản 1 mục VI - phần A: Hoàn trả (thoái trả).
Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH trùng tại 02 đơn vị: thực hiện thoái trả tại một trong hai đơn vị theo đề nghị của người lao động và đơn vị sử dụng lao động nhưng phải đủ hồ sơ theo quy định (trường hợp không xuất trình sổ BHXH, cơ quan BHXH nơi thoái thu căn cứ vào xác nhận của cơ quan BHXH nơi không thoái thu để giải quyết)."

Như vậy người lao động đóng trùng có thể lựa chọn thoái thu ở một trong hai đơn vị, miễn là nộp đủ hồ sơ theo qui định.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Chế độ thai sản mới 2015

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Chế độ thai sản được thực hiện từ khi bạn mang thai cho đến tháng thứ 4 sau khi sinh:

- Chế độ khám thai:
+ Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. ( tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần ).

+ Thực hiện các biện pháp tránh thai: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần): Đặt vòng: nghỉ 7 ngày. Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày.

- Nếu trong quá trình mang thai bạn bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: 10 ngày nếu thai dưới một tháng; 20 ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; 40 ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; 50 ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên ( tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần). 
- Chế độ thai sản khi sinh con:
+ Được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

+ Hết thời gian nghỉ thai sản trên nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

+ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.  


- Mức hưởng chế độ thai sản:
+ Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc để sinh.

- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. ( Mức lương tối thiểu chung mới nhất năm 2015 hiện nay là 1.150.000 ).

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Sau khi sinh, con chết:
Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi; Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.

Sau khi sinh, mẹ chết:
- Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi;

- Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 06 tháng trước thời điểm người mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản.


Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
Điều kiện: Trong khỏang thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thời gian nghỉ:
- Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.
- Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật.
- Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.
Mức hưởng:
- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

Luật Bảo hiểm xã hội mới: Thêm nhiều chế độ thai sản tốt hơn
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và sẽcó hiệu lực từ 1/1/2016. Nhiều chế độ chính sách được hoàn thiện đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động như chế độ thai sản linh hoạt hơn, tỷ lệ đóng hưởng bảo hiểm xã hội công bằng hơn.


Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bổ sung nhiều chế độ thai sản tốt hơn cho các đối tượng.
Cụ thể:
+ Lao động nam sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 514 ngày khi vợ sinh con và quy định thêm chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
+ Đối với lao động nữ khó mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (thay vì 6 tháng như quy định cũ).
+ Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội và mẹ không tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Đặc biệt, Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thêm chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi.
+ Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH, hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Người mẹ không đủ thời gian đóng BHXH thì người cha nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
+ Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.
+ Tăng thêm một tháng cho thời gian lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp con chết sau khi sinh, quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi.
Bà Trần Thị Thúy Nga cho biết, thời gian nghỉ thai sản tối thiểu phải đảm bảo người mẹ mang thai phục hồi sức khỏe, vì vậy Bộ Lao độngThương binh và Xã hội đang dự định đề xuất cho lao động nữ mang thai hộ được nghỉ thai sản tối đa 4 tháng. Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, tùy thuộc vào tháng tuổi của con, người mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con được 6 tháng tuổi như quy định nghỉ thai sản trong trường hợp nhận con nuôi.


Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

1. Khám thai:
Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65HD).

2. Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai:
Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp (mẫu C65HD).

3. Sinh con:
- Sổ BHXH.
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.
- Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).
- Đối với trường hợp có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Có thêm Giấy chứng nhận thương tật (bản sao) hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).

4. Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
- Sổ BHXH;
- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).
* Lưu ý:
Trường hợp sau khi sinh con, người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ 4 tháng tuổi:
- Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH của người mẹ (nếu người mẹ còn sống);
+ Sổ BHXH của người cha (nếu người mẹ không may bị chết);
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Nếu chỉ có người mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người mẹ;
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11AHSB).


- Nếu chỉ có người cha tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người cha;
+ Bản sao Giấy khai sinh của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
+ Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi;
+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con. (Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì thay bằng bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền);
+ Đơn của người sinh con hoặc của người nhận nuôi con nuôi (mẫu 11BHSB).
* Lưu ý:
Hồ sơ trợ cấp thai sản có thêm Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số C67aHD, trừ trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

5. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, (mẫu số C69aHD): 03 bản. Trường hợp sinh con phải phẩu thuật thì đề nghị nộp thêm bản photo giấy ra viện có thể hiện phẩu thuật.

Nguồn: webketoan.com