Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Nơi đăng ký bhtn tại Hà Nội, thủ tục đký bhtn

Điều 9 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25-10-2010 đã được sửa đổi, bổ sung theo điều 5 Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 1-3-2013 của Bộ LĐ-TB&XH quy định về việc đăng ký thất nghiệp như sau: trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày người lao động (NLĐ) bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), nếu NLĐ chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ phải trực tiếp đến trung tâm giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ để đăng ký thất nghiệp. Trường hợp NLĐ có nhu cầu đăng ký thất nghiệp tại trung tâm giới thiệu việc làm không phải là nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, thì khi đăng ký thất nghiệp phải có xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp của trung tâm giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ theo mẫu 01b

1. Phòng Bảo hiểm thất nghiệp – Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội
Địa chỉ: Số 285 phố Trung Kính – Yên Hoà - Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04.3782.2806/ máy lẻ 209
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Tây
Hồ, Từ Liêm
 

Địa chỉ: E6b – Ngõ 33- Phố Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng – Hà
Nội
Điện thoại: 04.3869.1401/Máy lẻ 14
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh
Xuân, Hoàng Mai


2. Phòng Bảo hiểm thất nghiệp – Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 Hà
Nội

Địa chỉ: Số 144 Trần Phú - quận Hà Đông – Hà Nội
Điện thoại: 04.3382.9082
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các quận, huyện sau: Hà Đông, Thanh Oai,
Ứng Hoà, Mỹ Đức, Chương Mỹ 

3. Phòng Lao động TBXH thị xã Sơn Tây
Địa chỉ: Số 5 phố Phó Đức Chính, Phường Ngô Quyền - thị xã Sơn Tây –
Hà Nội
Điện thoại: 04.3360.0838
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các huyện sau: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ,
Thạch Thất. 

4. Phòng Lao động TBXH huyện Hoài Đức
Địa chỉ: Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 04.3366.2537
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc
Oai. 

 5. Phòng Lao động TBXH huyện Thanh Trì 
 Địa chỉ: Số 365 Đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì,
Hà Nội
 Điện thoại: 04.3861.1038
Tiếp nhận hồ sơ lao động của các huyện: Thanh Trì Thường Tín, Phú
Xuyên 

 6. Phòng Lao động TBXH quận Long Biên 
 Địa chỉ: Số 1 phố Vạn Hạnh, khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên – Hà
Nội
 Điện thoại: 04.3650.1180
Tiếp nhận hồ sơ lao động của quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm 

7. Phòng Lao động TBXH huyện Sóc Sơn
Địa điểm: Thị trấn Sóc Sơn – Hà Nội
Điện thoại: 04.3884.0164
Tiếp nhận hồ sơ của các huyện sau: Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Nhân viên được gọi đi tập trung huấn luyện quân sự thì công ty có phải trả lương không?



Theo khoản 2 điều 100 luật lao động có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 qui định:

"Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự "



Nghĩa vụ công dân gồm những gì:
Theo dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 thì nghĩa vụ công dân bao gồm:
- nghĩa vụ bảo vệ môi trường. (điều 46 )
- nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. (điều 47)
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định (điều 48);
- nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (điều 49)
- nghĩa vụ nộp thuế (điều 49)


Theo điều 2 luật nghĩa vụ quân sự số 11/VBHN-VPQH ngày 12/12/2012 qui định:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội.
Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ.
Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.

Theo điều 6 luật nghĩa vụ quân sự số 11/VBHN-VPQH ngày 12/12/2012 qui định:
Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị gồm có sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ.
Chế độ phục vụ của sĩ quan do Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định.
Theo điều 37 luật nghĩa vụ quân sự ngày số 11/VBHN-VPQH ngày 12/12/2012 qui định:
 Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị được chia thành quân nhân dự bị hạng một và quân nhân dự bị hạng hai.
Quân nhân dự bị hạng một gồm hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên hạn định; hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn, nhưng đã phục vụ tại ngũ trên sáu tháng; hạ sĩ quan và binh sĩ đã trải qua chiến đấu; nam quân nhân dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ sáu tháng.
Quân nhân dự bị hạng hai gồm hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ dưới sáu tháng; công dân nam chưa phục vụ tại ngũ từ hai mươi sáu tuổi trở lên được chuyển sang ngạch dự bị; công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 4 của Luật này."

Thời hạn phục vụ tại ngũ được qui định trong luật nghĩa vụ quân sự ngày số 11/VBHN-VPQH ngày 12/12/2012
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là mười tám tháng.
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng".

Nam[56] đến hết bốn mươi lăm tuổi;
Nữ[57] đến hết bốn mươi tuổi.
Nhóm A: Nam đến hết ba mươi lăm tuổi; nữ đến hết ba mươi tuổi;
Nhóm B: Nam từ ba mươi sáu tuổi đến hết bốn mươi lăm tuổi; nữ từ ba mươi mốt tuổi đến hết bốn mươi tuổi.
 điều 40
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một phải tham gia huấn luyện tổng số thời gian nhiều nhất là mười hai tháng.
Số lần huấn luyện và thời gian huấn luyện của mỗi lần do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
2. Việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ[60] quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Việc gọi quân nhân dự bị tập trung để huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo thời hạn quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền giữ quân nhân dự bị ở lại lớp huấn luyện thêm một thời gian không quá hai tháng, nhưng tổng số thời gian của các lần huấn luyện không được vượt quá thời gian đã quy định tại Điều 40 của Luật này.

 Kết luận:
Những nhân viên trong công ty ở trong độ tuổi từ 26-45t sẽ thuộc quân nhân dự bị hạng 2. 
Nếu quân nhân dự bị hạng 2 được gọi đi huấn luyện tập trung hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo quyết định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng thì là họ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự
Như vậy công ty phải tạm ứng số tiền lương = lương của số ngày nghỉ ko quá 1 tháng và người lao động ko phải hoàn trả lại.

Ngoài ra nhân viên tham gia huấn luyện này vấn được hưởng khoản phụ cấp do cơ quan quân đội huấn luyện chi trả cho theo qui định tại điều 12 chương IV nghị định số 150/2007 ngày 9/10/2007 của chính phủ

"Điều 12. Kinh phí bảo đảm
1. Ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng bảo đảm chi cho các nội dung:
a) Chi phụ cấp cho quân nhân dự bị hạng hai thuộc diện không hưởng lương từ ngân sách nhà nước;"
Nhân viên cty gọi đi huấn luyện dự bị động viên có phải là Lực lượng dự bị động viên ko?

Các bước xây dựng thang bảng lương

 Sưu tầm: http://daotranblog.blogspot.com/2013/07/buoi-offline-au-tien.html
 
   Để xây dựng được một thang bảng lương cần phải phân tích được công việc. Vậy phân tích công việc là gì? Phân tích công việc là tìm hiểu rõ, toàn diện, hệ thống về giá trị, bản chất và đặc điểm của những nhiệm vụ mà tổ chức phải thực hiện thông qua những hành động thu thập thông tin, xác định bối cảnh, phân tích đánh giá những nhiệm vụ đó ở nhiều góc độ nhằm đảm bảo mục tiêu tổ chức được thực hiện.

   Việc phân tích công việc được thực hiện dựa trên các công cụ phân tích : 5W, 2H, 1R, 2C
Dưới đây là phân tích công việc của một Trưởng phòng nhân sự:

-   5W:
  + Why : trả lời cho câu hỏi: tại sao làm?, Giá trị mang lại? ta sẽ hiểu được vai trò và chức năng của một người làm nhân sự. Với vai trò là: quản lý và khai thác nguồn nhân lực của tổ chức và chức năng là: đảm bảo, cung cấp, duy trì, phát huy nguồn nhân lực lao động đúng, đủ kịp thời tối ưu chi phí; đảm bảo thực hiện đạt được cá mục tiêu công ty đề ra; đảm bảo khả năng duy trì và phát triển tổ chức trong tương lại
  + What: trả lời cho câu hỏi làm cái gì ?, tầm quan trọng?, mức tác động? để hiểu được nhiệm vụ của một HR bao gồm: hoạch định nhu cầu sử dụng nhân lực, bố trí công việc, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả, trả công và đãi ngộ, khen thưởng - kỷ luật, nguồn lực kế thừa. Và mức tác động bao gồm: chủ trì, thực hiện, hỗ trợ, liên qua , giám sát/kiểm soát, duyệt
  + When : trả lời cho câu hỏi: làm khi nào hay xuất hiện khi nào trong các quy trình
  + Where: trả lời câu hỏi: làm ở đâu?
  + Who: Trả lời câu hỏi: Ai làm, Liên quan đến ai, Mức liên quan? Để biết được đối tượng thực hiện? (cử nhân chuyên ngành về…, quản lý có kinh nghiệm về…)và liên quan đến ai?(chủ sở hữu, lãnh đạo, người lao động, cơ quan quản lý nhà nước, đối tác dịch vụ, khách hàng…)

-   2H
    + How ( làm như thế nào) về nguồn lực cần sử dụng( tài chính, nhân lực, công cụ, phương pháp), về thao tác công việc liên quan đến (dữ liệu, công cụ, con người), về kiến thức cần sử dụng (chuyên môn về…, trình độ về…, kinh nghiệm về…), về kỹ năng, phẩm chất (thái độ, phong cách).
    + How much, how many: trả lời cho câu hỏi làm bao nhiêu?, khối lượng? định biên?

- 1R:
Risk: khả năng rủi ro (loại rủi ro, nguồn rủi ro, thời điểm, khả năng xảy ra, tần suất, mức thiệt hại dự kiến, mức ảnh hưởng)

- 2C:
    + Check: kiểm tra dựa trên các: tiêu chí trách nhiệm, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí năng lực…
    +  Control: kiểm soát để xét tuyển dụng, xử lý tình huống….

   Sau khi phân tích được công việc ta sẽ lập ra được một hệ thống chức danh. Từ đó xây dựng nên:

     -  Bản mô tả công việc cho từng chức danh:
        + Tên, chức danh mối quan hệ, chức năng, vai trò chính, quyền hạn, nghĩa vụ…
        + Điều kiện làm việc: đi công tác, làm ở văn phòng hay làm ngoài công trường…
     - Bản tiêu chuẩn chức danh: bao gồm các yếu tố đòi hỏi vị trí đó phải có được
     - Bản tiêu chuẩn đánh giá công việc.
Sau  khi có được hệ thống chức danh ta có thể định giá công việc (dựa trên 3P) của mỗi chức danh ấy bao gồm:

P1- Position – yêu cầu

      -  Vị trí công việc: cấp bậc, vai trò, trách nhiệm, mức tác động đến tổ chức (phân nhóm công việc- ngạch)
      -  Điều kiện làm việc: thể chất, môi trường, thời gian/tiến độ, đặc biệt…(cấp độ yêu câu - phụ cấp)

P2 - Person – đáp ứng

     -     Kiến thức: chuyên môn, bổ trợ, trình độ, kinh nghiệm (cấp độ yêu cầu - bậc)
      -     Kinh nghiệm: chuyên môn quản lý (cấp độ yêu cầu – bậc)
     -     Kỹ năng: tư duy, thao tác công cụ, con người, dữ liệu (cấp độ yêu cầu – bậc)
     -    Phẩm chất: thể chất, nhận thức, thái độ, phong cách hành động (cấp độ yêu cầu – bậc)
      -     Yêu cầu khác: hoàn cảnh sống, mối quan hệ…(cấp độ yêu cầu - phụ cấp)

P3- Perfomace- tiêu chuẩn hiệu quả

     -      Tài chính: kiểm soát hiệu quả ( chỉ số đánh giá KPI)
     -      Khách hàng: sự hài lòng, chuẩn mực (chỉ số đánh giá KPI)
     -     Hệ thống nội bộ (nội quy?quy trình): nắm bắt/phổ biến, thực hiện ( chỉ số đánh giá KPI)
     -     Phát triển: thay đổi (tích cực hay tiêu cực), cải tiến/sáng tạo (chỉ số đánh giá KPI)
 
   Sau khi đã phân tích và định giá công việc thì việc xây dựng một bảng lương sẽ dựa vào Triết lý trả lương (trả lương cho cái gì ?, nguyên tắc ?, nguồn trả lương ?) để xây dựng một bảng lương.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Thủ tục gộp sổ BHXH

1. Thủ tục gộp sổ BHXH (cho nhân viên vẫn đang đi làm tại cty A), trong cùng tỉnh bao gồm:
- Công văn của công ty A đề nghị gộp sổ theo mẫu D01b-TS (nhớ làm 1 công văn riêng về nội dung này vì còn trình lên bảo hiểm thành phố để phê duyệt);
- Đơn đề nghị của người lao động theo mẫu D01-TS: 01 bản
- Mẫu D07-TS: 03 bản;
- Sổ BHXH: 02 sổ
Ghi chú: Trong công văn của công ty theo mẫu D01b-TS phải ghi đầy đủ nội dung như sau:


Nhân viên Nguyễn Văn C có 02 số BHXH có thời gian tham gia như sau:
- Tham gia tại Công ty 1, được BHXH thành phố Hà Nội cấp sổ BHXH số ...... ngày .......... cho giai đoạn tham gia từ tháng ........ đến tháng .............., đã được BHXH thành phố Hà Nội chốt sổ;
- Tham gia tại Công ty 2, được BHXH thành phố Hà Nội cấp sổ BHXH số ........... ngày ........... cho giai đoạn tham gia từ tháng ...... đến tháng .........., đã được BHXH thành phố Hà Nội chốt sổ.
Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội:
- Thực hiện thủ tục hủy dồn sổ BHXH, giữ sổ BHXH số .......... làm sổ gốc (ghi số sổ muốn giữ làm sổ gốc, thường thì số này là sổ có thời gian tham gia trước hoặc sổ được cấp trước);
- Thực hiện thủ tục chốt sổ đối với sổ BHXH sau khi đã được gộp sổ (nội dung này rất quan trọng và phải nhớ, vì nếu ko nhớ thì sau này sẽ lại phải mất công đi làm thêm  1 lần nữa)
Trong đơn đề nghị theo mẫu D01-TS ghi các thông tin:
- Họ và tên, mã số quản lý là số sổ mới, ngày sinh, Số CMND, Địa chỉ thường trú, tên đơn vị và mã đơn vị mới
- Nội dung: đề nghị gộp sổ;
- Lý do : do tôi không thông báo số sổ cũ cho đơn vị mới nên dẫn đến việc đơn vị mới đăng ký sổ số..... Nay kính đề nghị CQ BHXH quận...gộp sổ BHXH từ sổ (số mới) sang sổ (số cũ) (sổ giữ làm sổ gốc) để tôi được hưởng quyền lợi của mình
- Hồ sơ gửi kèm: ghi rõ số sổ và thời gian tham gia từ tháng..... đến tháng ....
 Nộp hồ sơ trên tại bộ phận 1 cửa sẽ nhận được giấy hẹn trả hồ sơ sau 45 ngày.

2. Gộp sổ BHXH khác tỉnh:
+ Người lao động làm đơn - mâu D01-TS, 02 bản
+ Đơn vị làm công văn đề nghị - mâu D01b-ts, 02 bản
+ Kê danh sách theo mâu 02 -, 02 bản.
+ Sổ hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh: 01 bộ gốc, 02 bộ công chứng
+ Tờ khai cấp sổ BHxh có phụ lục công tác - mỗi công ty 01 bản
+ Toàn bộ hồ sơ gốc ( Sơ yếu lý lịch, HĐLĐ, quyết định lương, quyết định luân chuyển công tác, các loại giấy tờ khác nếu có
+ Sổ bảo hiêm 02 bản ( em gộp 2 công ty nên có 2 sổ ạ)
Khi tới làm việc thì kê tất cả hồ sơ trên vào phiếu giao nhận hồ sơ có mâu do bao hiẻm cấp: Mẫu "Phiếu GNHS 304 Chuyển quá trình tham gia BHXH từ nhiều sổ về sổ gốc"
Sưu tầm: http://www.webketoan.vn/forum/threads/186605-Thu-tuc-gop-so-BHXH