Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Qui định về phụ cấp ca đêm

1. Thông tư 18/LĐTBXH ngày 2/6/1993 qui định làm ca đêm được 2 mức phụ cấp 30% và 40%.
Mức 40% áp dụng cho những người làm chuyên ca đêm

2. Thông tư số 10/LĐTBXH ngày 19/4/1995 qui định làm ca đêm được 2 mức phụ cấp 30% và 35%.
Mức 35% áp dụng cho những người làm đêm liên tục từ 8 đêm trở lên trong tháng.

3. Theo quy định tại khoản 4, Điều 10 Nghị định 114/2002/NĐ-CPHet hieu luc ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương, quy định: “Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ Luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm, thì người lao động còn được trả tiền lương làm thêm giờ”.

4. Thông tư 08/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 qui định làm ca đêm được 1 mức phụ cấp 30%.

5. Mục 2 điều 97 luật lao động năm 2012 qui định:

"Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường"



Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ thai sản

Tham gia các loại bảo hiểm trong thời gian nghỉ thai sản:
 
Đối với đóng BHXH: Theo quy định Tại khoản 2, Điều 35, Luật Bảo hiểm xã hội : “Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội”. 

Đối với đóng BHYT: Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 13 Luật bảo hiểm y tế ban hành ngày 14/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế”.


Đối với đóng BHTN: Theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: “Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc”.
 

Như vậy, trong thời gian nghỉ đẻ (thai sản) bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Nguồn: http://bhxhtq.gov.vn/Traloi.asp?ask=23