Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Tự ý nghỉ việc ko đi làm

Nhân viên đã ký hợp đồng lao động nhưng tự ý nghỉ việc ko thông báo lý do.
Nếu đủ 05 ngày cộng dồn trong tháng thì:
- Gọi đt cho nhân viên kiểm tra lý do, gọi đt cho số đt của người nhà để hỏi, nếu ko thu được kết quả;
- Gửi thông báo về gia đình cho nhân viên (nhớ lấy chi tiết đầy đủ thông tin về quê quán của nhân viên khi vào làm việc- địa chỉ: số nhà, thôn, xóm, làng, xã, huyện...), ghi rõ ngày quay lại cty để làm việc và số liên lạc của phòng nhân sự công ty;
- Gửi lần thứ 2 và thứ 3;
- Thực hiện thủ tục sa thải người lao động theo đúng qui định.



Bạn nên lập một biên bản về việc không đi làm của các công nhân này. và làm biên bản thanh lý hợp đồng lao động trong đó nêu rõ lí do là do người lao động đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Biên bàn nêu trên nên có chữ kí của người có thẩm quyền trong công ty và đại diện công đoàn, người lao động làm chung bộ phận với ngườin ghĩ việc.

Vì vậy, công ty bạn sẽ có cơ sở cho việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ cho người lao động. Tránh tranh chấp về sau.

Như ở trên tôi đã trình bày là người sử dụng lao động nên lập biên bản thanh lí hợp đồng chứ không phải thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Trong đó có chữ kí của người lao động, đại diện công đoàn, đại diện người lao động làm chung với người nghĩ việc trong cùng 1 bộ phận.

      Trong đó, nêu lí do thanh lí là : Người lao động tự chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. người lao động bỏ việc không đi làm (thực chất là đi làm cho công ty khác) là cơ sở thực tế để khẳng định người lao động đã chấm dứt hợp đồng.

Do đó, Biên bản này ghi nhận lại do người lao động đã tự ý chấm dứt hợp đồng, không hề thông báo với người sử dụng lao động. Vì vậy, nguyên nhân thanh lí là do người lao động chấm dứt chứ không phải người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng. Biên bản này cón ý nghĩa là xác nhận và thanh lí chuyện đã xảy ra.

      Do có chữ kí của công đoàn, đại diện người lao động nên sau này người lao động trở về cũng không thể khởi kiện vì hợp đồng chấm dứt do người lao động chấm dứt trái pháp luật.

Không có nhận xét nào: