Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Xin cấp visa làm việc và giáy phép lao động cho người nước ngoài

  1. Nghị định 102/2013/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/11/2013
  2. Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013

Xin visa làm việc cho người nước ngoài ở VN

Visa làm việc tại Việt Nam được cấp cho những người ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Visa làm việc hay visa cho người lao động nước ngoài có thời hạn dài hạn 1 năm. Trong trường hợp người nước ngoài muốn lưu trú tại Việt Nam dài hạn hơn có thể xin cấp thẻ tạm trú, thời hạn lưu trú dài nhất của thẻ tạm trú là thẻ tạm trú 3 năm. 
Nhưng người nước ngoài sau đây được cấp visa lao động Việt Nam.
1. Nhà đầu tư nước ngoài (Người góp vốn mở công ty tại Việt Nam)
2. Trưởng văn phòng đại diện các tổ chức phí chính phủ;
3. Luật sư đã được Bộ tư pháp Việt Nam cấp giấy phép hành nghề;
4. Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động.
Xin cấp visa làm việc cho người nước ngoài ở đâu tại Việt Nam?
Tùy vào từng trường hợp có thể làm thủ tục xin visa  lao động tại một trong những cơ quan sau của Việt Nam;
-          Cục quản lý xuất nhập cảnh
-          Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố;

Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở VN
Hồ sơ giấy tờ gồm có:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
5. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ quy định tại mục 2, mục 3 và mục 4 Điều này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
a) Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
b) Đối với người lao động nước ngoài Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Đối với người lao động nước ngoài là Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
d) Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với người lao động nước ngoài Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Đối với người lao động nước ngoài Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
g) Đối với người lao động nước ngoài Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
Các giấy tờ theo quy định này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động:
heo quy định của Nghị định 102/2013/NĐ- CP  thì thẩm quyền cấp giấy phép lao động thuộc về cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh, thành phố. Theo đó cơ quan quản lý lao động ở đây được hiểu là các Sở lao động thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ban quản lý các khu công nghiệp khu chế xuất của các tỉnh, thành phố.
Sau đây chúng tôi xin liệt kê việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động ở một số tỉnh như sau:
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Hà Nội.
- Doanh nghiệp có trụ sở các quận, huyện trên địa bàn thành phố xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội
- Doanh nghiệp có trụ sở tại các khu công nghiệp khu chế xuất thì làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở TP HCM
- Doanh nghiệp có trụ sở các quận, huyện trên địa bàn thành phố xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động Thương binh và Xã hội TP HCM
- Doanh nghiệp có trụ sở tại các khu công nghiệp khu chế xuất thì làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Bắc Ninh.
- Doanh nghiệp có trụ sở ở thành phố Bắc Ninh hoặc các huyện trên địa bàn tỉnh xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh
- Doanh nghiệp có trụ sở tại các khu công nghiệp khu chế xuất thì làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Ban quản lý các khu công nghiệp 
Doanh nghiệp tại Hưng Yên (Bao gồm cả trong và ngoài khu công nghiệp) làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Khoản thu nhập miễn thuế

Điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 qui định

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ