Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Xin cấp visa làm việc và giáy phép lao động cho người nước ngoài

  1. Nghị định 102/2013/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/11/2013
  2. Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013

Xin visa làm việc cho người nước ngoài ở VN

Visa làm việc tại Việt Nam được cấp cho những người ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Visa làm việc hay visa cho người lao động nước ngoài có thời hạn dài hạn 1 năm. Trong trường hợp người nước ngoài muốn lưu trú tại Việt Nam dài hạn hơn có thể xin cấp thẻ tạm trú, thời hạn lưu trú dài nhất của thẻ tạm trú là thẻ tạm trú 3 năm. 
Nhưng người nước ngoài sau đây được cấp visa lao động Việt Nam.
1. Nhà đầu tư nước ngoài (Người góp vốn mở công ty tại Việt Nam)
2. Trưởng văn phòng đại diện các tổ chức phí chính phủ;
3. Luật sư đã được Bộ tư pháp Việt Nam cấp giấy phép hành nghề;
4. Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động.
Xin cấp visa làm việc cho người nước ngoài ở đâu tại Việt Nam?
Tùy vào từng trường hợp có thể làm thủ tục xin visa  lao động tại một trong những cơ quan sau của Việt Nam;
-          Cục quản lý xuất nhập cảnh
-          Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố;

Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở VN
Hồ sơ giấy tờ gồm có:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
5. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ quy định tại mục 2, mục 3 và mục 4 Điều này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
a) Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
b) Đối với người lao động nước ngoài Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Đối với người lao động nước ngoài là Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
d) Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với người lao động nước ngoài Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Đối với người lao động nước ngoài Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
g) Đối với người lao động nước ngoài Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
Các giấy tờ theo quy định này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động:
heo quy định của Nghị định 102/2013/NĐ- CP  thì thẩm quyền cấp giấy phép lao động thuộc về cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh, thành phố. Theo đó cơ quan quản lý lao động ở đây được hiểu là các Sở lao động thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ban quản lý các khu công nghiệp khu chế xuất của các tỉnh, thành phố.
Sau đây chúng tôi xin liệt kê việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động ở một số tỉnh như sau:
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Hà Nội.
- Doanh nghiệp có trụ sở các quận, huyện trên địa bàn thành phố xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội
- Doanh nghiệp có trụ sở tại các khu công nghiệp khu chế xuất thì làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở TP HCM
- Doanh nghiệp có trụ sở các quận, huyện trên địa bàn thành phố xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động Thương binh và Xã hội TP HCM
- Doanh nghiệp có trụ sở tại các khu công nghiệp khu chế xuất thì làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Bắc Ninh.
- Doanh nghiệp có trụ sở ở thành phố Bắc Ninh hoặc các huyện trên địa bàn tỉnh xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh
- Doanh nghiệp có trụ sở tại các khu công nghiệp khu chế xuất thì làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Ban quản lý các khu công nghiệp 
Doanh nghiệp tại Hưng Yên (Bao gồm cả trong và ngoài khu công nghiệp) làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên.

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Khoản thu nhập miễn thuế

Điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 qui định

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ 

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Văn bản qui định gồm có:

- Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thihành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 củaChính phủ về hợp đồng lao động;

- Thông tư số17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.

Hai thông tư trên hết hiệu lực vào ngày 10/12/2013 khi thông tư số 30/2013 có hiệu lực. Tuy nhiên thông tư 30/2013 ko qui định về việc trả trợ cấp thôi việc và mất việc nên cách tính toán vẫn duy trì hiệu lực.


Cụ thể là: Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc theo thông tư 17/2009
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

Tiền trợ cấp thôi việc
=
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc
x
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc
x 1/2
Trong đó:
- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm.
Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
 


- Trường hợp người lao động đã có thời gian làm việc nhiều năm liên tục tại công ty nhà nước sau đó công ty chuyển sang công ty cổ phần khi chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 5 Thông tư 33/2012/TT-BLĐTBXH.

 

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Thẻ bhyt cho người lao động nghỉ ốm dài ngày


Theo quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam:
Điều 15: đối tượng có trách nhiệm tham gia bhyt
Điểm 1.25: Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo qui định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo qui định của Bộ trưởng bộ y tế
Điểm 2.11: mức đóng bằng 4.5% mức lương tối thiểu chung do ngân sách nhà nước đóng

==>  người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì thuộc đối tượng tham gia BHYT, mức đóng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung do Ngân sách nhà nước đóng.

Công ty ko phải trích đóng BHYT

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Giám đốc có phải đóng bảo hiểm ko?

Căn cứ theo mục a, khoản 1 điều 2 luật BHXH qui định đối tượng phải tham gia BHXH gồm "Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên"

Trích mục d khoản 2 điều 4 nghị định 44/2003 qui định các trường hợp ko áp dụng HĐLĐ gồm "Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp"

1. Giám đốc công ty cổ phần:
Nếu muốn tham gia bhxh thì làm HĐLĐ ký giữa chủ tịch HĐQT và giám đốc
Nếu ko muốn tham gia bhxh thì ko làm HĐLĐ

2. Giám đốc công ty TNHH
Nếu là giám đốc cty TNHH 1 thành viên: nếu muốn tham gia bhxh thì nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh +  đăng ký thang bảng lương
Nếu là giám đốc cty TNHH 2 thành viên: thì làm hợp đồng lao động thành viên này ký với thành viên kia. Hoặc làm theo cách của cty TNHH 1 thành viên.

Nghị định 44/2003 ngày 9/5/2003 hết hiệu lực rồi, giờ thay bằng nghị định 44/2013

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Cắt giảm nhân sự đúng qui định pháp luật

Tình huống:
Theo như kế hoạch phòng marketing của công ty em sẽ thu hẹp nên cắt giảm nhân sự có thể chuyển sang thuê dịch vụ. Hiện tại phòng marketing có 10 người, giờ chỉ giữ lại 2 nhân viên


Phía công ty đã tiến hành thỏa thuận hợp đồng và giải quyết nghỉ việc 6 người (bao gồm 1 trưởng phòng và 5 nhân viên).
Còn 2 nhân viên (1 ngoài bắc, 1 trong nam) họ không đồng ý số tiền theo thỏa thuận (tuy chế đô rất ưu đãi) và thực hiện điều 48, 49 LLD.

Nếu căn cứ vào điều 44 luật LD thay đổi cơ cấu, thì thực hiện tiếp điều 46 phương án sử dụng lao động (em chưa có tài liệu tham khảo) hiện các phòng ban đã đủ người không tiếp nhận được nữa (họ cũng không muốn chi phí tiền lương tăng lên)
Còn vấn đề điều 38 LLD người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc (công ty cũng chưa xây dựng)

Câu hỏi
- Phương án giải quyết như thế nào  (Về phía bộ phận, công ty hay bộ phận nhân sự cần làm gì?)
- Trình tự hồ sơ để thực hiện điều 44 luật LD (nếu có kiện tụng xẩy ra thì DN không vướng phải lỗi sai khi không chứng minh được điều 44...)
P/S: Phương châm về lao động của công ty là tuân thủ luật pháp


Cách giải quyết:

Đầu tiên làm việc với đại diện công đoàn tại công ty về nội dung như trên. Sau đó thiết lập biên bản có nội dung như bạn đang cần. Cuối văn bản có chữ ký của đại diện công ty và Công đoàn. Chú ý nêu lý do cho thôi việc hợp lý theo quy định của luật trong văn bản này.
Sau đó bạn làm tiếp thủ tục sau:
1. Bạn làm phương án sử dụng lao động (tự soạn), nội dung như điều bạn đã nói, trong đó có kèm nội dung cuối chốt lại là cho thôi việc 2 nhân sự ở Phòng Marketing. 
2. Gửi cho Sở lao động 4 bản.
3. Nhận lại bản có xác nhận của Sở lao động (Có đóng dầu và ký tên của Sở)
4. Sau đó thông báo cho người lao động thời gian nghỉ (theo luật là 30 ngày trước khi cho ra đi)
5. Hết 30 ngày như thông báo thì tiến hành cho Quyết định thôi việc.
6. Thực hiện nghĩa vụ với các khoản trợ cấp như quy định của Luật.
Làm đúng những điều trên bạn sẽ không bị thua kiện. nếu thiếu sẽ thua ngay lập tức khi người lao động khởi kiện.
Đề nghị: Trả thêm cho người ta một ít và chọn người có khả năng thuyết phục tốt để nói chuyện với họ. Không còn cách nào khác hãy sử dụng theo trình tự pháp luật.


Hồ sơ hoàn thuế TNCN cho cá nhân năm 2013



Để hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2013 bạn cần làm bộ hồ sơ bao gồm:
1/ Bộ tờ khai quyết toán thuế TNCN - 09/KK-TNCN nhập từ phần mềm HTKK 3.2.3 - http://tncnonline.com.vn/Pages/tools.aspx
Lưu ý: Thuế bạn dư cần hoàn thì khi nhập phần mềm ở mẫu 09/KK-TNCN nhớ nhập số dư ở cột 8b lên 8a nhé!
2/ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (Liên 2-gốc-Các công ty mà bạn có làm và có khấu trừ thuế)
3/ Thư xác nhận thu nhập năm (Tất cả các công ty bạn có thu nhâp phát sinh, không phân biệt có khấu trừ thuế hay không)
4/ Tờ đăng ký giảm trừ gia cảnh/chứng minh người phụ thuộc + Mẫu 16 đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh. Cái này Công ty bạn đăng ký giảm trừ có bản lưu khi bạn đăng ký [Áp dụng nếu bạn có giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc]
Lưu ý: Năm 2013 nếu bạn có chuyển nơi làm việc mà không đăng ký lại thì từ tháng 10/2013-12/2013 không được tính giảm trừ cho những người phụ thuộc mà bạn đã đăng ký ở công ty trước.
Vì dụ: Tháng 1/2013->8/2013: Bạn làm cty A và có đăng ký+chứng minh người phụ thuộc cho con. Tháng 9/2013: Bạn nghỉ Cty A sang Cty B làm và nộp giấy tờ đã đăng ký ở Cty A chứ không làm đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh lại. =>Quyết toán thuế TNCN 2013: Bạn chỉ được tính từ 1/2013->9/2013. Từ 10/2013: Không được tính (Tiết i, khoản 1, điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hiệu lực từ 01/10/2013)
5/ Chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phòng hờ cán bộ thuế yêu cầu chứng minh
6/ Chứng minh nhân dân photo của bạn.
Bộ hồ sơ làm thành 2 bản.
Trên đây là hồ sơ hoàn thuế mình làm ở TpHCM hi vọng bạn có thể tham khảo.

Bạn có thể xem thêm thông tư 336/TCT-TNCN ngày 24/1/2014 Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN để xem mình thuộc trường hợp được ủy quyền công ty quyết toán hay tự đi quyết toán cho khỏi lấn cấn chuyện công ty không làm hoàn thuế cho mình.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Ko phải trả bhtn khi nsdlđ đơn phương chấm dứt hđlđ trái pháp luật



Qui định tại điều 42 luật lao động năm 2012:
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Người sử dụng lao động ko phải chi trả bảo hiểm thất nghiệp vì:
- BHTN do cơ quan bảo hiểm chi trả cho người lao động khi bị mất việc làm để đi tìm việc làm mới
- Khoảng thời gian bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật này sẽ được tính vào thời gian làm việc để tính hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc. (Căn cứ theo tiết d, mục 3 điều 14 thông tư 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 như sau:
Nếu người sử dụng lao động trả bhtn cho giai đoạn này thì có nghĩa là đã trả 2 lần tiền cho cùng 1 giai đoạn.
==> ko phải trả BHTN cho giai đoạn này.
Trích tiết d, mục 3 điều 14 thông tư 44/2003 "Ngoài thời gian nêu trên, nếu có những thời gian sau đây cũng được tính là thờigian làm việc cho người sử dụng lao động:

Thờigian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
Thờigian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử điđào tạo nghề cho người lao động;
Thờigian người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theoquy định của Bộ luật Lao động;
Thờigian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc người lao động phảingừng việc có hưởng lương;
Thờigian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
Thờigian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận;
Thờigian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứt hợp đồng laođộng;
Thờigian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 92 của Bộluật Lao động."