Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Thủ tục thanh toán BHYT trực tiếp

Chương VI thông tư liên bộ số 09/2009-TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009:

Các trường hợp KCB được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp:
a) Khám chữa bệnh tại cơ sở KCB không ký hợp đồng với cơ quan BHXH;
b) Không xuất trình thẻ BHYT khi đi KCB;
c) KCB không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT, KCB không đúng tuyến CMKT theo quy định có xuất trình thẻ BHYT nhưng chưa được hưởng quyền lợi KCB BHYT tại cơ sở KCB;
d) KCB đúng tuyến CMKT, đã thực hiện đúng, đủ thủ tục KCB BHYT nhưng vì những nguyên nhân khách quan người bệnh chưa được hưởng hoặc được hưởng chưa đầy đủ quyền lợi BHYT tại cơ sở KCB BHYT;
đ) KCB ở nước ngoài;
e) Điều trị tai nạn giao thông được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông khi đã ra viện;
f) Người bệnh thực hiện các thủ tục KCB BHYT muộn so với quy định.
2. Thủ tục, hồ sơ thanh toán trực tiếp:
a) Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp theo mẫu số 07/BHYT (cơ quan BHXH cấp mẫu 07/BHYT);
b) Bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ (trường hợp nếu thẻ BHYT chưa có ảnh);
c) Bản sao giấy ra viện đối với bệnh nhân điều trị nội trú, bản sao đơn thuốc hoặc sổ y bạ đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú theo quy định;
d) Biên lai thu viện phí, các hoá đơn mua thuốc theo quy định của Bộ Tài chính;
Trường hợp người bệnh KCB ở nước ngoài, ngoài hồ sơ nêu trên người bệnh phải nộp thêm bàn dịch sang tiếng Việt Nam toàn bộ hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc KCB ở nước ngoài và các văn bản xác nhận của cơ sở KCB trong nước từ tuyến tỉnh trở lên về tình trạng bệnh và hướng điều trị trước khi người bệnh đi KCB tại nước ngoài hoặc quyết định cử đi học tập, công tác nước ngoài của cấp có thẩm quyền;
Đối với trường hợp bị tai nạn giao thông, ngoài hồ sơ nêu trên người bệnh phải nộp thêm văn bản xác nhận không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông của cơ quan công an từ cấp huyện trở lên.
Trường hợp người bệnh không tự đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán trực tiếp được, người làm thủ tục thanh toán hộ phải có giấy uỷ quyền hoặc giấy chứng nhận quyền đại diện hợp pháp cho người bệnh. Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi và học sinh phổ thông, người làm thủ tục thanh toán hộ chỉ cần mang theo giấy tờ xác định là cha (mẹ) hoặc người giám hộ của người bệnh.

Thanh toán trực tiếp bhyt tại bhxh quận HBT (hồ sơ được nhận ngày 6/6/2014 gồm 2 bộ
- Mẫu đề nghị thanh toán số 07/bhyt: 02 bản (mẫu do bhxh HBT cung cấp)
- Bản sao thẻ bhyt: 02 bản
- Bản sao CMND của người bệnh: 02 bản
- Bản sao giấy ra viện 02 bản (hoặc phiếu phẫu thuật)
- Biên lai, hóa đơn: 1 bản gốc, 1 bản photo
Mức hưởng theo 



Phô lôc 02

Møc chi phÝ b×nh qu©n t¹i c¸c tuyÕn chuyªn m«n kü thuËt

 ¸p dông thanh to¸n trùc tiÕp cho ng­êi bÖnh

cã thÎ B¶o hiÓm y tÕ

(Ban hành kèm theo thông tư 09/2009TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của liên bộ Y tế - bộ tài chính)


Loại hình khám chữa bệnh
Tuyến chuyên môn kỹ thuật
Chi phí bình quân (đồng)

1. Khám chữa bệnh tại cơ sở ko ký hợp đồng và ko xuất trình thẻ BHYT
a) Ngoại trú (một đợt điều trị)

Bệnh viện hạng III trở xuống
55.000
Bệnh viện hạng II
120.000
Bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt
340.000
b) Nội trú (một đợt điều trị)
Bệnh viện hạng III trở xuống
450.000
Bệnh viện hạng II
1.200.000
Bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt
3.600.000
2. Khám chữa bệnh ở nước ngoài
4.500.000


  Thời hạn nộp hồ sơ thanh toán BHYT trực tiếp:

Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 của BHXH Việt Nam quy định: “Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT phát sinh trong năm tài chính đến hết quý I năm sau”.

Quyết định số 1399/Q Đ-BHXH ngày 22/12/2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 thay thế quyết định số 82/QĐ-BHXH


Cập nhật văn bản mới:

Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 hướng dẫn thực hiện bhyt có những qui định mới về chi trả bhyt từ năm 2015.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Tự ý nghỉ việc ko đi làm

Nhân viên đã ký hợp đồng lao động nhưng tự ý nghỉ việc ko thông báo lý do.
Nếu đủ 05 ngày cộng dồn trong tháng thì:
- Gọi đt cho nhân viên kiểm tra lý do, gọi đt cho số đt của người nhà để hỏi, nếu ko thu được kết quả;
- Gửi thông báo về gia đình cho nhân viên (nhớ lấy chi tiết đầy đủ thông tin về quê quán của nhân viên khi vào làm việc- địa chỉ: số nhà, thôn, xóm, làng, xã, huyện...), ghi rõ ngày quay lại cty để làm việc và số liên lạc của phòng nhân sự công ty;
- Gửi lần thứ 2 và thứ 3;
- Thực hiện thủ tục sa thải người lao động theo đúng qui định.



Bạn nên lập một biên bản về việc không đi làm của các công nhân này. và làm biên bản thanh lý hợp đồng lao động trong đó nêu rõ lí do là do người lao động đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Biên bàn nêu trên nên có chữ kí của người có thẩm quyền trong công ty và đại diện công đoàn, người lao động làm chung bộ phận với ngườin ghĩ việc.

Vì vậy, công ty bạn sẽ có cơ sở cho việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ cho người lao động. Tránh tranh chấp về sau.

Như ở trên tôi đã trình bày là người sử dụng lao động nên lập biên bản thanh lí hợp đồng chứ không phải thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Trong đó có chữ kí của người lao động, đại diện công đoàn, đại diện người lao động làm chung với người nghĩ việc trong cùng 1 bộ phận.

      Trong đó, nêu lí do thanh lí là : Người lao động tự chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. người lao động bỏ việc không đi làm (thực chất là đi làm cho công ty khác) là cơ sở thực tế để khẳng định người lao động đã chấm dứt hợp đồng.

Do đó, Biên bản này ghi nhận lại do người lao động đã tự ý chấm dứt hợp đồng, không hề thông báo với người sử dụng lao động. Vì vậy, nguyên nhân thanh lí là do người lao động chấm dứt chứ không phải người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng. Biên bản này cón ý nghĩa là xác nhận và thanh lí chuyện đã xảy ra.

      Do có chữ kí của công đoàn, đại diện người lao động nên sau này người lao động trở về cũng không thể khởi kiện vì hợp đồng chấm dứt do người lao động chấm dứt trái pháp luật.

Mức giảm trừ gia cảnh mới áp dụng từ 1/7/2013



Theo luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế tncn có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 có qui định như sau:
4. Khoản 1 Điều 19 được sửa đi, b sung như sau:
“1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối vi thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chsố giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời đim Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời đim điều chnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp vi biến động của giá cả đáp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”

Như vậy từ ngày 1/7/2013 phải nộp thuế tncn ở mức lương là 9tr nếu ko có người phụ thuộc;
                                         phải nộp thuế tncn ở mức lương là 12.6tr nếu có 01 người phụ thuộc;
                                         phải nộp thuế tncn ở mức lương là 16.2tr nếu có  02 người phụ thuộc

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Có thai khi hết hạn hợp đồng lao động

Công ty chúng tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay trong công ty có một nhân viên nữ mang thai, sẽ sinh sau khi hết hạn hợp đồng lao động khoảng 1 tháng. Trong trường hợp này chúng tôi không ký tiếp hợp đồng với nhân viên này nữa có được không?

Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động quy định hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp hết hạn hợp đồng.
Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Như vậy công ty có thể đối chiếu với các quy định nêu trên để áp dụng, việc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do hợp đồng lao động hết hạn là không trái với quy định. Tuy nhiên công ty nên căn cứ vào tình hình, hoàn cảnh thực tế của người lao động để có chính sách hợp lý trong việc sử dụng lao động một cách phù hợp.

Kêt luận: Khi hợp đồng lao động hết hạn thì các bên ko có nghĩa vụ với nhau, nên việc chấm dứt hợp đồng khi hết hạn là ko trái với qui định.

Có phải đăng ký nội qui lao động

Theo mục VI khoản 4 nghj quyết số 48/NQ-CP ngày 9/12/2010
Nội dung đơn giản hóa thủ tục Đăng ký Nội quy lao động của các doanh nghiệp (Thủ tục thống kê bổ sung, chưa đưa vào dữ liệu) - Bãi bỏ thủ tục này".



Theo qui định của luật lao động mới áp dụng từ ngày 1/5/2013
tại điều 119  “Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản”
Tại điều 120 “Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. . Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động“

Kết luận: Doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải có nội qui lao động bằng văn bản, và nội qui phải được đăng ký tại cơ quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh